Lịch sử bệnh viện

Năm 1889 tại Phan Thiết và một số làng quanh phủ Hàm Thuận đã xảy ra cùng một lúc hai vụ dịch nguy hiểm Dịch hạch và thổ tả. Để lấy lòng dân, chúng cho xây dựng “Nhà Thương Thí” nằm thu nhận những bệnh nhân mắc hai bệnh trên. “Nhà Thương Thí” chính là khởi điểm của bệnh viện Bình Thuận hiện nay.

Từ năm 1904 đến 1945

Bệnh tật trong nhân dân thì bệnh sốt rét là căn bệnh đã có từ lâu đời tại Bình Thuận. Thuốc men thì hạn chế nên số lượng tử vong vì bệnh này cao không chỉ trong nhân dân mà cả trong bộ máy cai trị và qua lính Pháp

Mặc dù kinh tế có phát triển nhưng dân chúng vẫn còn đói khổ, thêm vào đó tình hình vệ sinh vẫn còn rất tồi tệ, môi trường ô nhiễm nên các căn bệnh nguy hiểm như dịch hạch và thổ tả vẫn thường xuyên xay ra tuy không thành dịch lớn như những năm trước.

Ngoài ra vào năm 1941 tại Phan Thiết và Hàm Thuận lại xảy ra dịch Đậu mùa làm cho nhiều người mắc bệnh và chết.

Do đó mà từ Nhà Thương thí từng bước hình thành Bệnh viện Phan Thiết.

Thời kỳ 1945 – 1954

3-9-1945 quân Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thực dân, Tất cả các bác sĩ người Pháp của Bệnh viện phan thiết bị bắt tập trung.

25-8-1945 nhân dân bình thuận nổi dậy giành chính quyền. bệnh viện Pha thiết về tay nhân dân

10-1945 bệnh viện phải so tán về Phú Bình – Hàm Liêm vì quân Nhật ra cheiems lại Pha Thiết

9-2-16-946 Pháp tập trung lực lượng mở trân tập kích phá Bệnh viện.

11-2-1946 bệnh viện lại bắt đầu hoạt động dưới sự điều hành của bộ máy mới

Năm 1954 Pháp xây dựng Bệnh viện Camp-Êsépic để phục vụ cho quân đội. Bệnh viện Phan Thiết trở thành nơi điều trị cho nhân dân, nhưng chủ yếu vẫn là phục vụ chiến tranh.

Có thể nới từ năm 1889 – 1954 khởi đầu là Nhà Thương Thí đến Bệnh viện Phan Thiết trải qua một giai đoạn khá dài. Nhưng đó chính là giai đoạn hình thành trong điều kiện vô cùng khó khăn của thời kỳ lịch sử.

Thời kỳ kháng chiến chống mỹ 1954 – 1975

Năm 1963 cơ sở bệnh viện bắt đầu được phát triển. Đến năm 1968 bệnh viện Phan Thiết được nâng cấp thành hạng nhì với 250 giường bệnh (trước đó chỉ có 100 giường bệnh) và từ đó các mặt khác cũng được phát triển.

Năm 1956 Bệnh viện phải đối phó với dịch tả với quy mô lớn có tới hàng ngàn người mắc. Nhờ tổ chức tập huấn chu đáo nên việc điều trị tốt giảm tỷ lệ tử vong.

Giai đoạn này là thời kỳ chiến trang chống Mỹ. Đay cũng là giai đoạn bệnh viện vừa làm công tác chữa bệnh làm mọi công tác khác của y tế. Là giai đoạn mối quan hệ của một số công chức làm việc tại Bệnh viện với nhưng người làm Cách mạng.

Sau ngày giải phòng 1975 – 1986

10-3-1975 chiến dịch Tây Nguyên mở màn 80% cán bộ chiến sĩ của Ban Daab y Bình Thuận đã được điều động xuống điểm tập kết tái Suối Ông Đa để chuẩn bị cho công tác vào tiếp quản Bệnh viện Phan Thiết.

Cuối năm 1976 Bệnh viện đã có chỉ tiêu giường bệnh thành các khoa phòng

 Số giường theo chỉ tiêu: Khoa Nội (80), Khoa Ngoại (60), Khoa Nhi (80), Khoa Sản (40), Khoa Lao (20). Các khoa Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt mỗi khoa 10 giường. Các bệnh truyền nhiễm nằm trong khoa Nội, Đông Y (10 giường)

Về cơ bản Bệnh viện đã tương tối hoàn chỉnh về mọi mặt đối với một Bệnh viện Tỉnh ở giai đoạn đầu trong điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ chuyên môn, trang thiết bị kỹ thuật, vật tư…còn thiếu thốn mặc dù đã có nhiều thay đổi.

Từ 1976 – 1985 số người đến khám bệnh và vào Bệnh viện điều trị ngày một tăng. Điều đó chứng tỏ sự tin tưởng vào Bệnh viện của người dân vào tuyến y tế cơ sở.

Bệnh viện Bình Thuận trong thời kỳ đổi mới 1986 – 1995

Tháng 6 – 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thưa VI đề ra Nghị quyết về  “Đường lối đổi mới toàn diện” Có thể nới Nghị quyết này đã thổi một làn gió mới vào tất cả mọi lĩnh vự của cuộc sống, của xã hội, của mọi tầng lớp nhân dân và mỗi con người, ngành y tế cũng được luồng sinh khí mới làm thay đổi nhiều mặt

Bệnh viện bắt đầu phát triển các chuyên khoa sâu từ năm 1991, vào thời điểm này Bệnh viện đã có tới 18 khoa phòng và qua năm 1992 có 27 khgoa phòng.

Năm 1993 Bệnh viện phát triển thêm các khoa phòng, nâng tổng số các khoa phòng lên 32.

 

Cuối năm 1992 sau khi tỉnh Thuận Hải chia thành Tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Tên gọi Bệnh viện Thuận Hải được thay bằng tên gọi mới Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Thuận.

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Thuận ngày nay

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận với quy mô 850 giường bệnh với hơn 800 cán bộ công nhân viên